Cơ bản python 3

Cơ bản python 3

Python được phát triển bởi Guido van Rossum vào đầu những năm 1990 và phiên bản mới nhất của nó là 3.x.x, chúng ta có thể gọi đơn giản là Python3. Python 3.0 được phát hành vào năm 2008. và là ngôn ngữ thông dịch, tức là nó không được biên dịch và trình thông dịch sẽ kiểm tra từng dòng mã. Bài viết này có thể được sử dụng để tìm hiểu những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Python.

Lưu ý: Xin lưu ý rằng scope trong Python không phụ thuộc vào dấu ngoặc nhọn ({}), thay vào đó nó sử dụng thụt lề để phân biệt các scope.

Bây giờ ta bắt đầu kiến thức cơ bản về Python. Bài viết trình bày nhanh qua những điều cơ bản trong lập trình python.

Các biến và cấu trúc dữ liệu

Trong các ngôn ngữ lập trình khác như C, C ++ và Java, bạn sẽ cần phải khai báo loại biến nhưng trong Python, bạn không cần phải làm điều đó. Chỉ cần nhập tên biến và các giá trị sẽ được gán cho nó, thì nó sẽ tự động biết giá trị đã cho sẽ là int, float, char hay thậm chí là String.

myNumber = 3
print(myNumber) 
  
myNumber2 = 4.5
print(myNumber2) 
  
myNumber ="helloworld"
print(myNumber)

Output:

3
4.5
helloworld

Thật đơn giản, bạn chỉ cần tạo một biến và gán cho nó bất kỳ giá trị nào bạn muốn rồi sử dụng hàm print để in ra. Python có 4 kiểu cấu trúc dữ liệu được xây dựng trong đó là List, Dictionary, Tuple và Set.

List là cấu trúc dữ liệu cơ bản nhất trong python. List là một cấu trúc dữ liệu có thể thay đổi, tức là các mục có thể được thêm vào danh sách sau khi tạo danh sách. Nó giống như bạn đi mua sắm ở chợ và lập danh sách một số mặt hàng và sau đó, bạn có thể thêm các mặt hàng vào danh sách.

Hàm append () dùng để thêm dữ liệu vào danh sách.

# Python program minh họa 1 list  
  
# Tạo list rỗng 
nums = []  
  
# thêm dữ liệu vào list
nums.append(21) 
nums.append(40.5) 
nums.append("String") 
  
print(nums) 

Output:

[21, 40.5, String]

Input và Output

Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét cách lấy thông tin input từ người dùng. Hàm input () được sử dụng để lấy thông tin nhập từ người dùng.

name = input("Enter your name: ")  
  
# người dùng nhập vào tên 'nghia' 
print("hello", name) 

Output:

hello nghia   

Rẽ nhánh

Rẽ nhánh trong Python được thực hiện bằng cách sử dụng các từ khóa ‘if’, ‘elif’ và ‘else’

num1 = 34
if(num1>12): 
    print("Num1 is good") 
elif(num1>35): 
    print("Num2 is not gooooo....") 
else: 
    print("Num2 is great") 

Hàm

Bạn có thể nghĩ về các hàm giống như một loạt mã nhằm thực hiện một tác vụ cụ thể trong toàn bộ tập lệnh Python. Python đã sử dụng từ khóa ‘def’ để định nghĩa một hàm.

def function-name(arguments):
            #function body

def hello(): 
    print("hello") 
    print("hello again") 
hello()  
hello()                

Output:

hello
hello again
hello
hello again

Vòng lặp

Như tên cho thấy nó gọi những thứ lặp đi lặp lại. Chúng ta sẽ sử dụng vòng lặp ‘for’ phổ biến nhất ở đây.

for step in range(5):     
    print(step) 

Output:

0
1
2
3
4

Module

Python có một thư viện mô-đun rất phong phú có một số chức năng để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau.

Từ khóa ‘import’ được sử dụng để nhập một mô-đun cụ thể vào mã python của bạn. Ví dụ, hãy xem xét chương trình sau đây.

import math 
  
def Main(): 
    num = -85
  
    # fabs được sử dụng để lấy giá trị tuyệt đối  
    num = math.fabs(num)  
    print(num) 
      
      
if __name__=="__main__": 
    Main() 

Output:

85.0

Đây là một số kiến thức cơ bản nhất của ngôn ngữ lập trình Python và tôi sẽ đề cập đến cả chủ đề Python trình độ trung cấp và nâng cao trong các bài viết sắp tới của tôi. Bạn cũng có thể tham dự khóa học của tôi trên Unica: Học python căn bản thông qua lập trình 1 game

Leave a Reply